Chào mừng các bạn đến với Trang thông tin điện tử của trường PTDTBTTH Pú Hồng

GIÁO DỤC VỀ SỨC KHỎE CHO HỌC SINH

Thứ ba - 27/10/2020 07:30
Dịch đau mắt đỏ đã xuất hiện gần hai tháng nay ở Hà Nội và nhiều tỉnh thành lân cận. Bệnh nhân bị đau mắt đỏ khá nhiều, trong đó có nhiều em ở vào lứa tuổi đi học trong khi năm học mới đã bắt đầu được gần 02 tháng.
Bệnh viện Mắt trung ương cho biết, sau gần hai tháng bùng phát và lây lan ở Hà Nội, dịch đau mắt đỏ vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc và tiếp tục lây lan sang các vùng lân cận. Thống kê tại bệnh viện cho thấy nếu tuần đầu của tháng 8.2010 có 538/5.567 lượt bệnh nhân đến khám bị đau mắt đỏ thì đến giữa tháng 8, con số này đã tăng lên gần gấp đôi là 958/5.983 lượt bệnh nhân. Phần lớn bệnh nhân đến từ Hà Nội và gần đây, đã xuất hiện bệnh nhân ở các vùng lân cận như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hà Nam... Tác nhân gây bệnh chủ yếu vẫn do virút Adeno. trong đó có học sinh trường PTDTBT TH Pú Hồng cũng nhiều em bị đau mắt đỏ.

 

Các bác sĩ cảnh báo, mùa tựu trường, học sinh, sinh viên nhập học đông nên dịch đau mắt đỏ có nguy cơ lan rộng, bệnh dễ lây đến mức “chỉ nhìn cũng lây” là do virus có rất nhiều trong nước mắt và dử mắt. Chỉ cần dùng chung khăn, chậu rửa mặt, thậm chí bệnh nhân dụi mắt và cầm nắm vào các đồ vật là đủ để lây bệnh cho những người tiếp xúc với chúng. Đây là nguyên nhân khiến bệnh dễ lây trong gia đình, lớp học, hồ bơi. Bệnh có thể lây qua đường nước bọt. Ở người bị đau mắt đỏ, trong nước mắt có chứa rất nhiều virus và khi bệnh nhân nói chuyện, ho hoặc hắt hơi thì virus sẽ theo nước bọt bắn ra ngoài và lây bệnh cho người khác.

Triệu chứng chính là cộm mắt, ngứa, cảm giác có dị vật trong mắt, chảy nước mắt và có nhiều rỉ mắt, mắt đỏ. Đôi khi sáng ngủ dậy, dử mắt làm cho hai mi dính chặt lại nên bệnh nhân rất khó mở mắt. Bệnh hay bắt đầu từ một mắt, sau đó vài ba ngày đến mắt thứ hai…Bệnh nhân có thể có sốt nhẹ, có sưng hạch góc hàm hoặc hạch sau tai, họng đỏ, amidan sưng to.

Vì vậy, mọi người, nhất là các em học sinh cần chú ý các biện pháp phòng chống bệnh, hạn chế bệnh lây lan ra cộng đồng theo các khuyến cáo của ngành y tế, y tế học đường như sau:

* Để phòng bệnh đau mắt đỏ, chúng ta cần giữ vệ sinh đôi mắt:

- Tuyệt đối không dùng tay bẩn hoặc khăn bẩn lau dụi mắt.

- Cần giữ vệ sinh tay sạch sẽ bằng cách rửa xà phòng.

- Tránh tiếp xúc và không dùng chung đồ dùng như khăn, chậu với người đau mắt đỏ.

- Trong môi trường tập thể: nhà trẻ mẫu giáo, trường hợp bị đau mắt đỏ cần được nghỉ ở nhà điều trị.

* Khi mắc bệnh:

- Có thể chườm lạnh mắt 3-4 lần trong ngày.

- Có thể sát trùng nhẹ bằng nước muối nhẹ

- Trường hợp khó chịu nhiều, cộm mắt, tra dung dịch kháng sinh

Ngoài ra, các bạn cần lưu ý thêm về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt:

- Chắc chắn rằng chế độ ăn uống của mình có chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho mắt, nhất là vitamin A.

- Các loại thành phần dinh dưỡng tốt cho mắt bao gồm cần tây, dầu cá, lòng đỏ trứng gà, gan động vật...

- Uống nhiều nước, khoảng 6 - 8 ly nước/ngày để giữ độ ẩm cần thiết cho mắt.

- Ngủ đủ thời gian, ít nhất là 7 giờ/ngày, bởi đó là cách tốt nhất giữ cho đôi mắt của bạn luôn trẻ trung, khỏe mạnh và sẵn sàng cho một ngày mới.

Nguồn tin: Internet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

Doi CTGDPT
Bảng xếp hạng thi đua tuần
Tên lớp Xếp hạng
1A
1B
Xem chi tiết
THÀNH VIÊN
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay7
  • Tháng hiện tại94
  • Tổng lượt truy cập237,937
Lịch kiểm tra
KH
Sổ liên lạc
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính